Bạn có bao giờ cảm thấy bực bội vì bị mất dữ liệu quan trọng trên máy tính của mình do lỗi hệ thống, tin tặc tấn công, máy tính bị nhiễm virus,… Nếu câu trả lời là “có”, thì Deep Freeze sẽ là giải pháp tuyệt vời cho bạn. Vậy cụ thể phần mềm đóng băng ổ cứng Deep Freeze là gì? Nó hoạt động ra sao và có ưu nhược điểm nào? Hãy cùng Cho thuê laptop Hà Nội tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Phần mềm đóng băng ổ cứng Deep Freeze là gì?
Deep Freeze là phần mềm được sản xuất bởi Faronics dành cho các hệ điều hành Microsoft Windows, Mac OS X, và SUSE Linux.
Đóng băng ổ cứng là phương pháp chống ghi các dữ liệu lên phân vùng ổ cứng được đóng băng, có nghĩa là sau khi bạn thực hiện đóng băng thành công thì mọi thao tác như cài đặt phần mềm – copy dữ liệu – chỉnh sửa file – tinh chỉnh hệ thống v.v… trên phân vùng được đóng băng sẽ trở về trạng thái như mới (lúc bạn đóng băng) sau khi thực hiện bạn Restart lại máy tính.
Nói một cách dễ hiểu thì Deep Freeze là một phần mềm đóng băng ổ cứng được thiết kế để bảo vệ trước các tình huống bất ngờ như: virus, phần mềm độc hại hay tin tặc cố tình thực hiện các thao tác xấu với dữ liệu trong máy tính của bạn. Với phần mềm này bạn có thể “đóng băng” ổ cứng của mình và chỉ cho phép thay đổi tạm thời trong khi máy tính đang chạy.
5 tính năng chính của phần mềm đóng băng ổ cứng Deep Freeze
- Dung lượng nhỏ gọn, dễ cài đặt
- Khôi phục lại trạng thái hoạt động cũ sau mỗi lần khởi động
- Đảm bảo tính tương thích với mọi trình ứng dụng khác nhau.
- Bạn có thể tùy chọn thiết lập chế độ đóng băng đối với một hoặc nhiều ổ cứng.
- Có chế độ thiết lập mật khẩu bảo đảm sự an toàn
Lợi ích của phần mềm đóng băng ổ cứng Deep Freeze
- Giúp ngăn chặn người dùng thay đổi cấu hình, dữ liệu trên máy tính,… Điều này phù hợp với các máy tính được nhiều người sử dụng như phòng net, phòng học,…
- Đóng băng ổ cứng cũng rất hữu dụng khi chạy thử nghiệm các ứng dụng.
- Deep Freeze cũng có thể bảo vệ máy tính khỏi các phần mềm có hại, virus,… Vì nó cũng tự xóa hết các thay đổi và các tập tin được tải xuống trong phiên làm việc trước đó.
- Tính năng quản lý từ xa, cho phép người quản trị hệ thống quản lý các máy tính từ xa thông qua một giao diện trực tuyến. Điều này giúp người quản trị tiết kiệm thời gian và công sức cho việc quản lý và bảo trì hệ thống.
- Khả năng lưu trữ dữ liệu trên các phân vùng riêng biệt, giúp người dùng lưu trữ dữ liệu một cách an toàn mà không ảnh hưởng đến tính năng đóng băng ổ cứng của phần mềm.
- Tính năng tự động cập nhật, cho phép người dùng cài đặt các bản cập nhật mới một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Nhược điểm của việc “đóng băng ổ cứng”
Mặc dù có nhiều ưu điểm tuyệt vời thế nhưng nó cũng có một số hạn chế đó là:
Nếu như bạn muốn cài đặt thêm phần mềm nào đó để sử dụng luôn thì lại phải mở đóng băng ra, rồi phải Restart lại máy tính để cài đặt, chính vì vậy mà nó rất bất tiện.
Hoặc là có nhiều trường hợp bạn đang làm việc, ví dụ như gõ văn bản chẳng hạn. Bạn lại để file văn bản ở trong phân vùng ổ đã được đóng băng và tự nhiên bị cúp điện đột ngột thì file văn bản đó sẽ bị mất.Tóm lại là tất cả những gì mà bạn để trên phân vùng đã được đóng băng thì cho dù bạn vô tình hay cố tình Restart lại máy tính thì đều mất hết, đây cũng là một nhược điểm của việc đóng băng ổ cứng.
Lưu ý khi sử dụng máy tính đã được đóng băng
Không lưu trữ dữ liệu quan trọng trên ổ đĩa cứng của máy tính được đóng băng, vì tất cả các thay đổi sẽ bị xóa khi khởi động lại máy tính.
Không cài đặt hoặc gỡ bỏ bất kỳ phần mềm nào khi máy tính đang ở trạng thái đóng băng, vì các thay đổi này sẽ bị mất khi máy tính khởi động lại.
Tránh sử dụng chế độ đóng băng khi đang tải xuống hoặc cài đặt bất kỳ phần mềm mới nào, vì điều này có thể gây ra lỗi hoặc hư hỏng dữ liệu.
Tránh tắt nguồn hoặc khởi động lại máy tính một cách bất thường khi máy tính đang ở trạng thái đóng băng, vì điều này có thể làm mất các thay đổi và dữ liệu quan trọng trên máy tính.
Nếu bạn cần lưu trữ dữ liệu quan trọng, hãy sao lưu nó trên các thiết bị lưu trữ di động hoặc trên đám mây để đảm bảo an toàn và tránh mất dữ liệu.
Nếu bạn cần sửa đổi cấu hình của máy tính, hãy tắt chế độ đóng băng trước đó để thay đổi có thể được lưu lại và sử dụng sau này.
Xem thêm: Tìm hiểu Google Drive là gì? Có những tính năng nào?