Như chúng ta đã biết, trong máy tính mỗi thành phần như: RAM, CPU, Ổ cứng, Chip,…đều có những công dụng và chức năng khác nhau. Nếu thiếu một trong những bộ phận này thì máy tính sẽ không thể hoạt động hoặc hoạt động rất kém. Do đó, các thành phần này phải được lắp đặt đầy đủ cũng như kết hợp nhịp nhàng với nhau. Và một trong những thành phần không thể thiếu của máy tính đó chính là Card đồ họa. Vậy cụ thể Card đồ họa là gì? Chức năng và giá bao nhiêu tiền? Hãy cùng Cho thuê Laptop Hà Nội cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Card đồ họa là gì? Chức năng và giá bao nhiêu tiền?
Card đồ họa ( viết tắt của Graphics card) hay còn gọi là card màn hình là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh,… .
Nói một cách dễ hiểu hơn thì trong máy tính CPU là đơn vị xử lý trung tâm, chịu trách nhiệm tính toán dữ liệu và xử lý dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nhưng CPU lại không có chức năng giao tiếp với con người. Trong khi con người và máy tính giao tiếp được với nhau chỉ khi có liên kết thông qua hình ảnh và âm thanh. Do đó, người ta phải thiết kế ra card đồ họa để giúp giải quyết vấn đề nan giải này.
Nếu máy tính không có card đồ họa đồng nghĩa với việc không xuất ra được hình ảnh và người dùng không thể giao tiếp với máy tính. Đó là lý do tại sao card đồ họa đóng một vai trò lớn trong máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Trong một chiếc card đồ họa, thành phần đóng vai trò quyết định đến khả năng của sản phẩm chính là GPU (bộ xử lý đồ họa), có nhiệm vụ kết xuất hình ảnh và xuất ra màn hình. GPU mạnh nhất có nghĩa là GPU có thể xử lý lượng lớn thông tin hình ảnh trong thời gian ngắn nhất có thể.
Phân loại các loại card đồ họa
Hiện nay trên thị trường Card đồ họa được chia làm 2 loại là Card onboard (tích hợp sẵn trên main máy tính) và Card đồ họa rời.
1. Card Onboard (card đồ họa tích hợp sẵn trên main)
Loại Card này đã được nhà sản xuất tích hợp trên bo mạch chủ (main) của máy tính, cụ thể hơn nó được tích hợp vào CPU và sử dụng sức mạnh của CPU cùng bộ nhớ RAM (bộ nhớ tạm chứa thông tin của các ứng dụng đang chạy) để hỗ trợ giúp xử lý hình ảnh. Do vậy, việc xử lý đồ họa của card onboard thường không bằng card rời trong cùng một cấp độ.
Ưu điểm:
- Được tích hợp trên bo mạch chủ
- Không cần tốn công lắp đặt
- Không tốn chi phí trang bị
- Có mức giá tầm trung, phù hợp với nhiều đối tượng
- Hoạt động ổn định, ít gặp lỗi
Nhược điểm:
- Chậm xử lý và quá tải đối với các tác vụ đồ họa, thiết kế hình ảnh, video,…
- Chiếm dụng lượng RAM đáng kể nên khiến máy có tình trạng giật lag khi chạy những ứng dụng nặng.
2. Card đồ họa rời
Về cơ bản, Card đồ họa rời cũng có tính năng công việc như card onboard. Tuy nhiên, card rời có đẩy đủ hẳn một bộ phận riêng để hoạt động độc lập, chuyên xử lý tất cả dữ liệu về hình ảnh. Vì vậy nên những sãn phẩm có card rời sẽ cho hình ảnh đồ họa tốt hơn với card onboard cùng cấp độ. Đó cũng là 1 trong những tiêu chí chọn mua máy tính chuyên thiết kế đồ họa của các anh em dân chuyên ngành này. Thông thường, Card đồ họa rời có giá khoảng từ 10 – 80 triệu hoặc hơn tùy vào hãng và dòng sản phẩm.
Ưu điểm:
- Có đầy đủ bộ phận riêng để hoạt động độc lập, hỗ trợ xử lý các phần mềm đồ họa và hình ảnh nặng cực tốt, hình ảnh chất lượng cao không bị giật, lag
- Có hệ thống tản nhiệt riêng
- Sử dụng GPU riêng, không ngốn RAM, không ảnh hưởng tới hệ thống chung của laptop
- Cùng một cấp độ, chất lượng hình ảnh, màu sắc, độ phân giải,.. tốt hơn card onboard
Nhược điểm:
- Giá card rời thường khá cao
- Hệ thống tản nhiệt riêng không tốt, cần trang bị thêm hệ thống tản nhiệt
Mời bạn xem thêm: Ổ cứng SSD là gì? Lợi ích khi nâng cấp ổ cứng SSD