4 linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính và cách bảo vệ

4 linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính và cách bảo vệ

Ai trong chúng khi sử dụng một món đồ giá trị như máy tính, laptop đều mong muốn chúng hoạt động tốt và không bị hỏng hóc. Tuy nhiên, linh kiện điện tử lại rất “nhạy cảm” chúng có thể “đòi tiền” chúng ta bất cứ lúc nào nếu không biết bảo vệ đúng cách. Cá biệt có 4 linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính mà ai cũng đã từng gặp phải. Vậy cụ thể đó là 4 loại nào? Cách bảo về chúng ra sao? Hãy cùng Cho thuê laptop Hà Nội tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

4 Linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính

1. Bo mạch chủ – Mainboard

4 linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính và cách bảo vệ
4 linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính

Đầu tiên là bo mạch chủ còn được gọi tắt là Main. Nó có nhiệm vụ kết nối mọi thành phần trong hệ thống máy tính. Nhờ có bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và phát huy tối đa công năng đạt tới hiệu quả như mong muốn của chiếc máy tính. Thế nhưng, Main vừa là loại linh kiện quan trọng nhất cũng vừa dễ hỏng nhất. Tại sao lại như vậy?

Theo một nghiên cứu năm 2018 thì ” các loại bo mạch chủ có cấu tạo ngày càng phức tạp”, tỉ lệ hư hỏng chỉ ở mức “2,1%, cứ trung bình 49 cái lại có một cái hỏng”. Quan trọng là con số này chỉ bằng “một nửa so với năm 2017”. Một nghiên cứu khác năm 2016 cũng cho thấy kết quả tương tự, tỉ lệ là 1,45% với bo mạch của ASRock và 2,36% với MSI.

Người ta cho rằng, nguyên nhân khiến main dễ hỏng là do các tụ điện bị xuống cấp qua thời gian và trở nên quá tải. Thậm chí, một số tụ còn bị rò điện và gây ảnh hưởng đến các linh kiện khác.

Vậy, phải làm thế nào? Cách khắc phục mà bạn có thể làm đó là:

  • Thay thế các tụ điện trên bo mạch
  • Luôn đặt máy tính tránh xa những nơi có độ ẩm cao hay không khí quá khô (gây tĩnh điện).

2. Ổ đĩa lưu trữ dữ liệu

4 linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính và cách bảo vệ

Ổ cứng hay ổ đĩa lưu trữ dữ liệu có 2 loại chính đó là HDD và SSD. Chúng là bộ nhớ “không thay đổi” có thể lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài, nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng. Chính bởi nó là loại linh kiện cực kỳ quan trọng đối với máy tính nên nếu bị hỏng thì bạn phải lập tức thay mới.

Cả 2 loại ổ cứng này đều dễ hỏng như nhau.

HDD là ổ đĩa cơ học, chúng có những bộ phận chuyển động bên trong và sẽ hư hỏng dần về mặt lý học theo thời gian. Đĩa quang có thể bị trầy xước, đầu đọc ngừng hoạt động hay một bộ phận nào đó bị “liệt” do hiện tượng tăng áp đột ngột.

Còn ổ cứng SSD là ổ đĩa không có những thành phần cơ học. Thế nhưng, nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và thậm chí là có thể bị mất dữ liệu khi bị sụp nguồn.

Cách bảo vệ Ổ cứng như sau:

  • Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao.
  • Nếu sử dụng máy tính để bàn thì nên thường xuyên dọn sạch bụi bẩn ra khỏi thủng máy để đảm bảo không khí lưu thông tốt và tránh bị quá nhiệt.

3. RAM

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ tạm của máy tính, chức năng của RAM là hỗ trợ lưu trữ thông tin hiện hành để vi xử lý có thể truy xuất và xử lý các tác vụ được thực hiện. Bởi là bộ nhớ tạm nên khi thiết bị mất nguồn điện hoặc tắt máy, các dữ liệu trên RAM cũng sẽ bị xoá đi.

RAM là linh kiện rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trải nghiệm của người dùng. Vì thế nếu các bạn có băn khoăn “Có nên nâng RAM máy tính không?” thì câu trả lời là Có nhé. Cụ thể bao nhiêu RAM là đủ và nâng RAM có lợi ích gì thì mời bạn vui lòng đọc thêm bài viết tại đây.

Trong tất cả các loại linh kiện máy tính thì RAM là linh kiện có tỉ lệ hư hỏng thấp nhất. Nhưng không phải là hoàn toàn.

Các chuyên gia cho biết, RAM đều có thể hoạt động trong khoảng từ 0 đến 85 độ C. Nếu nhiệt độ vượt ra khoảng trên, hiện tượng chết RAM có thể xảy ra. Tuy hiếm khi xảy ra chết RAM do quá nhiệt nhưng việc thường xuyên sử dụng ở nhiệt độ cao cũng sẽ khiến tuổi thọ của chúng giảm đi đáng kể.

4. Bộ nguồn máy tính – 1 trong 4 linh kiện dễ hỏng nhất

4 linh kiện dễ hỏng nhất trong máy tính và cách bảo vệ

Bộ nguồn máy tính viết tắt là PSU tên đầy đủ là Power Supply Unit, là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho toàn bộ các chi tiết phần cứng hoạt động ổn định. Bộ nguồn quyết định đến cả tuổi thọ của một chiếc máy tính để bàn. Nếu nguồn có vấn đề bạn sẽ gặp phải những rắc rối lớn như: Máy thường xuyên tắt đột ngột, tự khởi động lại, các bộ phận nhanh hỏng…

Cách kéo dài tuổi thọ cho bộ nguồn đó là bạn nên chọn mua bộ nguồn “xịn” ở một thương hiệu nổi tiếng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các rắc rối không đáng có do bộ nguồn kém chất lượng gây ra,

Xem thêm: So sánh màn hình cong và phẳng: Loại nào tốt hơn?

H-TECH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 8 MB. You can upload: image, video. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here