Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng sử dụng hoặc đang sở hữu một chiếc máy tính cá nhân PC hoặc Laptop. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết PC và Laptop khác nhau như thế nào ngoài tên gọi của chúng. Bài viết sau sẽ tổng hợp tất tần tật những ưu và nhược điểm về 2 loại máy tính này. Hãy cùng Cho thuê laptop Hà Nội tìm hiểu những điểm khác biệt nhé.
PC và LAPTOP khác nhau như thế nào? Bạn biết gì về chúng?
PC là gì? Ưu và nhược điểm của PC
PC là từ viết tắt của ” Personal Computer”. PC thường được gọi là máy tính để bàn vì nó được thiết kế để sử dụng tại một vị trí cố định do kích thước và yêu cầu về điện năng tiêu thụ. Cấu tạo của PC bao gồm: Thùng máy, màn hình, bàn phím, chuột, thiết bị ngoại vi,… và các linh kiện trong máy phụ thuộc vào nhu cầu sửu dụng của người dùng. Vỏ máy được các nhà sản xuất định hướng theo chiều ngang đặt dưới màn hình hoặc chiều dọc và đặt bên dưới / bên cạnh hoặc trên bàn làm việc tùy vào sở thích của mỗi người.
Máy tính để bàn có một lợi thế so với laptop ở chỗ phụ tùng và tiện ích mở rộng có xu hướng được tiêu chuẩn hóa, dẫn đến giá thấp hơn và tính sẵn sàng cao hơn.
Ví dụ, kích thước và cách gắn bo mạch chủ được chuẩn hóa thành ATX, microATX, BTX hoặc các yếu tố hình thức khác. Máy tính để bàn có một số khe cắm mở rộng được tiêu chuẩn hóa, như PCI hoặc PCI express thông thường. Trong khi đó, laptop chỉ có xu hướng có một khe cắm mini-PCI và một khe cắm Thẻ PC.
Một ưu điểm khác của máy tính để bàn là màn hình lớn, bàn phím tháo rời đặc biệt là xu hướng sử dụng bàn phím cơ giúp mọi người có thể thao tác nhanh và dễ dàng hơn khi sử dụng. Thuận tiện cho một số ngành nghề như: Thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh video,… Thêm vào đó, máy tính để bàn còn có ưu điểm là cung cấp nhiều không gian hơn cho quạt làm mát và lỗ thông hơi để tản nhiệt.
Tóm lại, Ưu điểm của PC so với Laptop, đó là:
- Hoạt động mượt và mạnh mẽ hơn với cùng cấu hình.
- Nâng cấp nhanh, tiện lợi, ít tốn kém và dễ dàng thay thế linh kiện hoặc sửa chữa.
- Màn hình lớn phím chuột rời thao tác dễ dàng hơn
- Ít có nguy cơ bị hỏng toàn bộ do tai nạn xảy ra khi sử dụng
Tìm hiểu về Laptop
Laptop là một chiếc máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể mang xách để di chuyển bất cứ đâu. Nó thường thiết kế có trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn. Hình thức của laptop truyền thống là vỏ sò, với màn hình ở một trong các mặt bên trong và bàn phím ở phía đối diện, đối diện với màn hình.
Khác với máy tính để bàn, laptop sử dụng pin và tính di động rất cao. Đúng như tên gọi của nó thì bạn có thể mang laptop đi khắp mọi nơi, có thể học tập, làm việc hay giải trí ở bất cứ đâu.
Các thành phần cơ bản của laptop hoạt động giống hệt với các máy tính để bàn của chúng. Điểm khác biệt giữa PC và Laptop là chúng được thiết kế thu nhỏ với các bộ phận nhỏ hơn, công suất thấp hơn. Nói tóm lại, các thành phần trong laptop không có ý định thay thế hoặc nâng cấp, ngoại trừ các thành phần có thể tháo rời, chẳng hạn như pin hoặc ổ đĩa CD / CDR / DVD. Hạn chế này là một trong những khác biệt chính giữa laptop và máy tính để bàn,
Ưu điểm của Laptop:
- Tính di động cao, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
- Gọn nhẹ – phù hợp với người có nhu cầu làm việc cần di chuyển liên tục thường xuyên
- Pin giúp bạn làm việc trong trường hợp không có điện lưới hoặc mất điện
- Tiêu thụ ít điện năng
Nhược điểm:
- Hiệu năng
- Nâng cấp
- Công thái học và ảnh hưởng sức khỏe
Vậy nên chọn mua PC hay Laptop? PC và LAPTOP khác nhau như thế nào
Trước khi ra quyết định nên chọn mua PC hay Laptop thì bạn phải nắm chắc ưu và nhược điểm của 2 loại máy này như đã kể trên. Thêm vào đó, bạn cần xác định xem loại máy tính đó có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình hay không?
Nếu đang là sinh viên thì Laptop chính là lựa chọn hàng đầu và cần phải biết “5 tiêu chí chọn mua laptop cho học sinh, sinh viên” để có thể tìm mua được những chiếc Laptop phù hợp với ngành học mà lại tiết kiệm chi phí.
Cuối cùng, bạn nên cân nhắc tới chi phí cần bỏ ra. Thông thường, Laptop có giá thành từ 8 -50 triệu đồng tùy vào hãng và dòng máy; còn PC thì có giá thành từ 10 – 50 triệu đồng. Hãy dành thời gian tìm hiểu và chọn cho mình một chiếc máy tính phù hợp nhất nhé!
Xem thêm: 3 HÃNG MÁY TÍNH ĐÁNG MUA NHẤT CHO HỌC SINH, SINH VIÊN