Công nghệ in 3D là cụm từ quen thuộc đối với tất cả mọi người trong thời đại 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cụ thể công nghệ in 3D là gì và có ứng dụng ra sao. Vì vậy, hôm nay Cho thuê laptop xin chia sẻ tới bạn những thông tin cơ bản nhất về chúng qua bài viết dưới đây.
Công nghệ in 3D là gì?
Công nghệ in 3D được viết tắt của Three Dimensional Printing hay còn gọi là Công nghệ bồi đắp vật liệu, là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong In 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể. Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được tạo ra từ một mô hình 3D hoặc các nguồn dữ liệu điện tử khác.
Ví dụ cho bạn dễ hiểu, thì in 3D có nguyên tắc hoạt động như các hệ thống máy chụp CT hay cộng hưởng từ (MRI). Các thiết bị này có khả năng quét và chụp cắt lớp bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người. Và nếu như bạn xếp chồng các lớp này lại mới nhau sẽ tạo nên một hình ảnh 3 chiều của cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Và công nghệ in 3D cũng tương tự như vậy.
Tùy vào cách thức xếp chồng và xây dựng mô hình 3D và vật liệu cấu thành, công nghệ in 3D được chia thành 3 nhóm chính:
- In 3D sử dụng vật liệu in 3D dạng nhựa dẻo và phi kim loại.
- In 3D từ vật liệu kim loại.
- In 3D sử dụng vật liệu hữu cơ.
Lợi ích của ứng dụng công nghệ in 3D
Có thể nói công nghệ in 3D mang tới rất nhiều lợi ích không ngờ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như:
1. Tăng tốc độ sản xuất:
Công nghệ in 3D cho phép sản xuất nhanh chóng các mô hình và sản phẩm chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, giúp giảm thời gian sản xuất so với các phương pháp truyền thống. Trong khi đó, việc tiến hành thử nghiệm ý tưởng và thiết kế với các phương pháp sản xuất thông thường sẽ mất nhiều ngày, có khi lên đến vài tuần.
2. Dễ dàng tiếp cận và làm quen
In 3D đã mang lại những phần mềm và phần cứng dễ sử dụng hơn cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng để tìm hiểu và kết hợp công nghệ in 3D, để đưa vào quy trình sản xuất của mình chỉ trong vài ngày.
3. Giảm chi phí sản xuất
Công nghệ này giúp giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng ít vật liệu hơn và giảm số lượng công nhân cần thiết cho sản xuất.
4. Tạo ra các sản phẩm phức tạp
Công nghệ in 3D cho phép sản xuất các sản phẩm có hình dạng và cấu trúc phức tạp, khó tạo ra bằng các phương pháp truyền thống.
5. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Giúp tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu so với các phương pháp sản xuất truyền thống, giúp bảo vệ môi trường.
Ứng dụng và tương lai của công nghệ in 3D
Ngoài những lợi ích tuyệt vời như đã kể trên, công nghệ này còn có những ứng dụng “không ngờ” với đời sống của chúng ta trong một vài lĩnh vực tiêu biểu, đó là:
Y tế:
Có thể được sử dụng để sản xuất các bộ phận thay thế và dụng cụ y tế, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân.
Công nghiệp:
Tạo ra các linh kiện máy móc và các thành phần khác. Giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng tính linh hoạt trong quá trình sản xuất.
Giáo dục:
Trong ngành giáo dục, công nghệ này có thể giúp tăng tính tương tác và hiệu quả trong giáo dục. Sinh viên có thể tạo ra các mô hình giả định và sản phẩm thực tế để nghiên cứu và học tập. Điều này sẽ giúp cho các sinh viên học tập một cách sáng tạo và phát triển các kỹ năng kỹ thuật.
Xây dựng:
Sự ra đời của công nghệ này có ý nghĩa rất lớn đói với lĩnh vực xây dựng. Bởi nó, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian xây dựng. Các công ty xây dựng có thể sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các bộ phận xây dựng, như tường, cột và vách ngăn, với độ chính xác và chất lượng cao hơn.
Sản xuất linh kiện:
Cuối cùng, người ta cho rằng ứng dụng tuyệt vời nhất của công nghệ in 3D đó là sản xuất linh kiện. Vì bất kỳ bộ phận nào từ đơn giản đến phức tạp đều có thể được tạo ra bằng máy in 3D. Nhờ vậy sẽ giúp tăng năng suất và giảm giá thành so với phương thức sản xuất truyền thống hiện nay.
Xem thêm: Tìm hiểu về máy in là gì? Có mấy loại?