Độ phân giải là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về chất lượng hình ảnh trên các thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop, tivi,…Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nghĩa đen và ý nghĩa thực sự của nó. Vậy, độ phân giải là gì? Cách phân biệt HD, FHD, 2K, 4K ra sao? Hãy cùng Chothuelaptop.info tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Độ phân giải là gì? Cách phân biệt các loại độ phân giản phổ biến
Độ phân giải là gì?
Độ phân giải là một chỉ số cho chúng ta biết số lượng các các điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình. Nó thể hiện bằng cách chỉ ra số lượng pixel trên chiều ngang và chiều dọc của màn hình.
Ví dụ, độ phân giải 1920×1080 có nghĩa là màn hình có 1920 pixel trên chiều ngang và 1080 pixel trên chiều dọc. Tổng số pixel trong trường hợp này là 2.073.600 pixel.
Do đó, độ phân giải có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh được hiển thị. Một độ phân giải cao hơn sẽ cung cấp hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị hiển thị lớn như màn hình máy tính, TV, và máy chiếu. Độ phân giải càng cao, hình ảnh càng rõ nét, màu sắc càng chính xác và chi tiết càng được tái tạo.
Các độ phân giải phổ biến cho các màn hình và thiết bị hiển thị bao gồm HD (1280×720), Full HD (1920×1080), Quad HD (2560×1440), 4K Ultra HD (3840×2160) và 8K Ultra HD (7680×4320). Các độ phân giải cao hơn như 4K và 8K thường được sử dụng trong các màn hình lớn, máy tính chơi game, và các ứng dụng chuyên nghiệp như biên tập video và đồ họa.
Và sau đây là cách để phân biệt các độ phân giải HD, FHD, 2K, 4Kphổ biến nhất hiện nay.
Độ phân giải là gì? Cách phân biệt HD, FHD, 2K, 4K
Độ phân giải HD (High Definition)
Độ phân giải HD là từ viết tắt của High Definition, có nghĩa là độ nét cao, nó là 1 màn hình HD với độ phân giải là 1280 x 720 pixels, tương đương khoảng 1 triệu điểm ảnh. Đối với những dòng Tivi HD thì khả năng hiển thị tối đa của nó chỉ là tới mức HD mà thôi, với những nội dung có chất lượng Full HD hay 4K đều sẽ được hệ thống tự động hạ về chất lượng HD để cho phù hợp với khả năng của Tivi.
Độ phân giải Full HD
Full HD – Full High Definition với độ phân giải tối ưu là 1920 x 1080 pixels, rơi vào khoảng 2 triệu điểm ảnh, gấp đôi so với chất lượng HD, do đó màn hình hiển thị cũng sẽ đẹp hơn, sắc nét hơn, chi tiết tốt hơn gấp 2 lần khi so với HD. Và tương tự như độ phân giải HD, thì những nội dung có chất lượng cao hơn cũng đều sẽ được hạ về Full HD để Tivi có thể đáp ứng tốt, tuy nhiên với những nguồn có chất lượng HD thì hình ảnh hiển thị vẫn chỉ ở mức HD, chứ không hề được nâng cấp lên.
Độ phân giải 2K (Quad HD)
Độ phân giải 2K là 2560×1440 pixel. Nó cung cấp hình ảnh sắc nét, chi tiết và tương phản cao hơn so với FHD. Độ phân giải 2K thường được sử dụng trong các màn hình lớn như màn hình máy tính, màn hình chơi game hoặc màn hình di động cao cấp.
Độ phân giải 4K (Ultra High Definition)
Độ phân giải 4K có hai định dạng chính: 3840×2160 pixel (được sử dụng rộng rãi) và 4096×2160 pixel (thường dành cho các ứng dụng chuyên nghiệp). Độ phân giải 4K mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời với chi tiết cực cao, độ tương phản tốt và màu sắc sống động. Nó thường được sử dụng trong các màn hình lớn, TV, máy chiếu hoặc các dự án chuyên nghiệp.
Một số độ phân giải phổ biến khác
- Độ phân giải XGA: Đây là một cải tiến của SVGA, cung cấp là 1024x768px, đem đến khả năng hiển thị tốt hơn so với SVGA. Độ phân giải này được sử dụng trên máy chiếu ViewSonic PA503X.
- Độ phân giải 5K: Độ phân giải 5K là 5120×2880 pixel, nâng cao đáng kể so với 4K. Được sử dụng chủ yếu trong các màn hình máy tính chuyên nghiệp hoặc màn hình sáng tạo.
- Độ phân giải 8K: Độ phân giải 8K là 7680×4320 pixel, mang lại hình ảnh vô cùng sắc nét và chi tiết. Được áp dụng trong các màn hình lớn, màn hình cinema, và công nghệ phát sóng cao cấp.
- Độ phân giải 10K: Độ phân giải 10K là 10240×4320 pixel, đạt tới mức độ sắc nét và chi tiết cực cao. Thường được sử dụng trong các ứng dụng chuyên nghiệp, ví dụ như dựng phim, xử lý hình ảnh hoặc quảng cáo.
Xem thêm: Công nghệ đám mây là gì và lợi ích của nó